Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng ở đâu

xin giấy phép quảng cáo thực phẩm  chức năng ở đâu

Dịch vụ quảng cáo thực phẩm chức năng cần những thủ tục gì? Xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng phải thực hiện như thế nào?bạch minh xin giới thiệu gói dịch vụ như sau:
Thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng

Thành phần hồ sơ công bố chất lượng thực phẩm  bao gồm:

1. Giấy đăng ký quảng cáo;
2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức hoặc cá nhân xin quảng cáo;
3. Bản sao giấy tờ chứng minh sự phù hợp của hàng hoá với tiêu chuẩn và kỹ thuật theo quy định của pháp luật về chất lượng hàng hoá:
 – Đối với thực phẩm phải công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm thì phải có bản sao hợp pháp tiêu chuẩn cơ sở và giấy tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ quan y tế có thẩm quyền;
– Đối với thực phẩm phải đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thì phải có bản sao hợp pháp giấy chứng nhận đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn;
4. Giấy uỷ quyền của đơn vị sở hữu bản công bố tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm quảng cáo (đối với đơn vị được uỷ quyền thực hiện quảng cáo);
5. Sản phẩm quảng cáo ghi trong băng hình, đĩa hình, băng âm thanh, đĩa âm thanh, đĩa mềm hoặc các vật liệu khác, makét quảng cáo;
6. Trường hợp quảng cáo khuyến mại phải xuất trình văn bản xác nhận nội dung chương trình khuyến mại có giá trị pháp lý của cơ quan quản lý nhà nước về thương mại.
Thời hạn giải quyết thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng :
Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Nội dung quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải đảm bảo các thông tin và điều kiện sau:
- Đúng chất lượng, vệ sinh an toàn cho người sử dụng như đã công bố hoặc đã đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Tác dụng. Hướng dẫn sử dụng và bảo quản (đối với thực phẩm cần phải có sự hướng dẫn sử dụng và bảo quản);
- Tên, địa chỉ của nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm;
- Đối với việc quảng cáo các sản phẩm thay thế sữa mẹ thực hiện theo pháp luật về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ.

Hãy liên hệ với bạch minh Việt Nam để được tư vấn chi tiết và đại diện thực hiện thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm với chi phí thấp nhất và thời gian nhanh nhất! bạch minh Việt Nam cam kết thực hiện chính xác lời hẹn với khách hàng!
 Ngoài ra văn phòng luật sư bạch minh còn tiến hành đăng ký nhãn hiệu và làm thủ tục giấy tờ quảng cáo thực phẩm chức năng và thực phẩm.
Làm thủ tục giấy tờ đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH 

1. Tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn

Tra cứu là việc tìm và kiểm tra trên Cơ sở dữ liệu nhãn hiệu của Việt Nam nhằm xác định nhãn hiệu dự định đăng ký có trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký hoặc đã được độc quyền cho hàng hoá hoặc dịch vụ cùng loại hay không.
Quý Công ty nên tiến hành tra cứu để dự đoán trước về khả năng đăng ký thành công của nhãn hiệu dự định bảo hộ. Thời gian tra cứu chỉ từ 1 đến 2 ngày.

2. Đăng ký nhãn hiệu

Để tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, Quý Công ty cần chuẩn bị các giấy tờ và thông tin như dưới đây:

- File mềm (JPEG) mẫu Nhãn hiệu;
- Giấy ủy quyền;
- Danh mục sản phẩm, dịch vụ bảo hộ cho nhãn hiệu;

IV. CÔNG VIỆC DO VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Với vai trò là Tổ chức đại diện Sở hữu công nghiệp của Cục Sở hữu trí tuệ, bach minh  có thể thay mặt Quý Khách hàng thực hiện tất cả các công việc liên quan đến việc bảo hộ độc quyền nhãn hiệu. Quý Khách hàng có thể click vào đây để tham khảo về vai trò Tổ chức đại diện Sở hữu công nghiệp.
- Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký Nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam;

- Theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ đăng ký Nhãn hiệu; Đại diện Quý khách hàng nhận và trả lời các Công văn của Cục Sở hữu trí tuệ liên quan đến việc thẩm định hồ sơ; Tiếp nhận và gửi Quý khách hàng Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu do Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp.

- Theo dõi xâm phạm nhãn hiệu, tiến hành lập hồ sơ tranh tụng khi cần thiết;

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

cac lỗi thường gặp ở bình nóng lạnh


Mùa đông đang đến dần nhu cầu sử dụng bình nóng lạnh của người dân cũng tăng nhanh và các dịch vụ sửa bình nóng lạnh cũng tràn lan trên thị trường. 

Bình nóng lạnh nhà bạn cũng đã khá lâu không sử dụng bạn cũng không biết nguyên nhân do đâu mà bình nóng lạnh nhà bạn lại hỏng lại bị rò rỉ điện, bạn đã điện đến những trung tâm những dịch vụ sửa bình nóng lạnh nhưng đã có dịch vụ nào làm bạn hài lòng chưa?

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi trung tâm điện lạnh bách khoa chuyên sua binh nong lanh không vào điện bình nóng lạnh hư hỏng, bình nóng lạnh không làm nóng nước.
Bạn có biết nhưng bệnh thường gặp ở bình nóng lạnh là gì không ?

- Cây nước uống nóng lạnh không lạnh

Nguyên nhân: hỏng block, xì gas
Khắc phục sửa chữa: kiểm tra dòng, tìm nơi xì và hàn dàn trường hợp hỏng block phải thay thế.

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính tham khảo, tác giả không chiệu trách nhiệm nếu quý khách tự ý làm theo khi không có chuyên môn.
- Máy nước nóng không nóng.

Hầu hết nguyên nhân của hư hỏng này là do thanh đốt nóng bị hỏng, còn gọi là thanh biến trở cách khắc phục duy nhất là thay thanh đốt nóng giá cả tuy thuộc vào từng máy và độ hiếm của sản phẩm bạn đang dùng.
Máy nước nóng lạnh bị chạm điện
Nguyên nhân chính của hiện tượng này là máy lạnh không được lắp đúng cách nếu máy bạn là máy mới. Còn khi máy bạn đã sử dụng lâu ngày và mới có hiện tượng chạm điện thì có một vài nguyên nhân sau:
Do máy bị rỉ nước
Rò rỉ nguồn điện do va đập, chuột cắn dây dẫn..

Hỏng board mạch do sử dụng máy quá lâu hoặc lỗi của nhà sản xuất
Lớp cách điện của thanh điện trở bị ăn mòn gây rò điện ra nguồn nước
Khắc phục sửa chữa:
Ngắt nguồn
Tìm ra nguyên nhân rò điện sửa chữa thiết bị
Lắp CB chống giật.
Nối đất cho máy nước nóng.
Bình nước nóng bị rỉ nước.
Đây là bệnh của hầu hết các bình nước nóng được sử dụng hơn 2 năm và chưa được bão dưỡng định kỳ. Theo cấu tạo bên trong của bình nước nóng có thanh magie, tác dụng của thanh này là làm vật hi sinh để chống ăn mòn thành bình. Qua thời gian sử dụng thanh magie bị ăn mòn hết và ăn mòn sang thành bình, gây nên hiện tượng rỉ nước.
Cách phòng tránh hư hỏng này là thường siêng vệ sinh bảo dưỡng bình nước nóng định kỳ, thay thanh magie.
Cách sửa chữa là tháo toàn bộ lớp vỏ và phôi cách nhiệt bình nước nóng, kiểm tra xì và hàn thành bình, kiểm tra tổng thể lại 1 lần nữa, thay thanh magie đổ phôi cách nhiệt và đóng lại như cũ.

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa mất bao lâu?

Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa mất bao lâu? 

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa như thế nào? Hãy để chúng tôi giải đáp cho những thắc mắc của bạn, đến với chúng tôi bạn sẽ được tư vấn miễn phí và được hỗ trợ hoàn tất các thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa nhanh nhất. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm và tin tưởng khi tư vấn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Bạch minh .

Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được thể hiện dưới dạng từ ngữ, hình ảnh hoặc từ ngữ kết hợp với hình ảnh được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Các chức năng chính của nhãn hiệu?

- Giúp khách hàng nhận ra sản phẩm (dù là hàng hóa hoặc dịch vụ) của một công ty cụ thể nhằm phân biệt chúng với sản phẩm trùng và tương tự do các đối thủ cạnh tranh cung cấp. Khách hàng hài lòng với một sản phẩm cụ thể rất có khả năng lại mua hoặc sử dụng sản phẩm đó trong tương lai. Do vậy, họ cần phân biệt được một cách dễ dàng giữa các sản phầm trùng hoặc tương tự.
- Giúp cho doanh nghiệp phân biệt sản phẩm của họ với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Do vậy, nhãn hiệu có một vai trò then chốt trong chiếm lược quảng cáo va tiếp thị của công ty nhằm xây dựng hình ảnh và uy tín về các sản phẩm của công ty trong mắt người tiêu dùng.
- Tạo động lực cho các công ty đầu tư vào việc duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm bảo đảm rằng sản phẩm mang nhãn hiệu có uy tín tốt.

Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu?

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đồng thời đáp ứng hai điều kiện sau: 

1. Dấu hiệu sử dụng làm nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được, có thể là dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ảnh ba chiều hoặc kết hợp các yếu tố trên, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;
2. Dấu hiệu đó có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

Hồ sơ Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa bao gồm:

1. Tờ khai Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa (trong đó phải có danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu) làm theo mẫu (02 bản);
2. Mẫu nhãn hiệu (09 mẫu kèm theo, ngoài một mẫu được gắn trên tờ khai);
3. Tài liệu chứng minh quyền đăng ký (giấy đăng ký kinh doanh, hợp đồng thỏa thuận, thư xác nhận, thư đồng ý, quyết định hoặc giấy phép thành lập, điều lệ tổ chức) (01 bản);
4. Đơn Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tập thể, nhãn hiệu chứng nhận còn phải có:
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
- Tài liệu chứng minh quyền sử dụng/Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa chứa các dấu hiệu đặc biệt (tên biểu tượng, cờ, huy hiệu, của cơ quan, tổ chức, dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành, tên nhân vật, hình tượng, tên thương mại, chỉ dẫn xuất xứ, giải thưởng, huy chương, hoặc ký hiệu đặc trưng của sản phẩm, dấu hiệu thuộc phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp của người khác) (01 bản).

Lợi ích khi tư vấn Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại bạch minh

Văn phòng luật sư bạch minh là đơn vị có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực đăng ký nhãn hiệu nên đã tạo lập được mối quan hệ thân thiết với các cơ quan Nhà nước vì thế đảm bảo việc làm thủ tục Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho khách hàng nhanh chóng với chi phí dịch vụ thấp nhất. Chúng tôi sẽ đại diện soạn hồ sơ và nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho cơ quan Nhà nước vì thế khách hàng sẽ không phải mất nhiều thời gian làm thủ tục hành chính. Quý khách tư vấn Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại bạch minh sẽ được hưởng nhiều lợi ích từ dịch vụ như:

a. Tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan đến hoạt động Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa:

- Tư vấn Phân nhóm (lĩnh vực, ngành nghề hoặc sản phẩm/dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa) theo Bảng phân loại Nice IX của Quốc Tế.
- Tư vấn Tra cứu nhãn hiệu trước khi Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa hàng hóa. Nhãn hiệu có tương tự hoặc trùng lặp với những nhãn hiệu đã nộp đơn tới Cục Sở hữu trí tuệ không,
- Tư vấn lựa chọn các phương án cấu thành Nhãn hiệu Hàng hóa;
- Tư vấn thêm các yếu tố cần thiết để đảm bảo tính khác biệt khi Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa hang hóa; 

b. Đại diện hoàn tất các thủ tục Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho khách hàng, cụ thể:

- Đại diện soạn hồ sơ xin Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho khách hàng;
- Đại diện khách hàng dịch thuật, công chứng các giấy tờ có liên quan;
- Đại diện nộp hồ sơ xin Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho khách hàng;
- Đại diện theo dõi hồ sơ và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng;
- Nhận giấy chứng nhận Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho khách hàng.

c. Hướng dẫn quý khách hàng làm thủ tục giấy tờ đăng ký kết hôn với người nước ngoài.

- Tư vấn hôn nhân, tư vấn đăng ký kết hôn
- Hướng dẫn làm hồ sơ đăng ký kết hôn
- đại diện cho quý khách hàng đăng ký kết hôn với người nước ngoài
- làm thủ tục giấy tờ ly hôn
- bảo vệ quyền nuôi con cho quý khách hàng

d. Công bố thực phẩm,

- làm thủ tục hồ sơ công bố thực phẩm
- công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm
- Công bố tiêu chuẩn sản phẩm
- Công bố tiêu chuẩn thực phẩm an toàn vệ sinh

e. Làm giấy phép quảng cáo thực phẩm

- hướng dẫn làm giấy tờ thủ tục làm giấy phép quảng cáo thực phẩm
- quảng cáo trên ti vi đài, quảng cáo ngoài trời
- Quảng cáo thực phẩm chức năng

f. Làm giấy phép kinh doanh lữ hành

- làm giấy tờ thủ tục cấp giấy phép kinh doanh lữ hành
- Giay phép kinh doanh lữ hành nội địa
- giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.
................................................
Mọi thông tin xin liên hệ với chúng tôi văn phòng luật sư bạch minh nhé bạn!

Trụ sở : 101/72 Nguyễn Chí Thanh,
quận Đống Đa,T.p Hà Nội
Tel: 04.37756814 - 0904 152 023


Hai bé gái bị chết do rơi vào máy giặt


Có rất nhiều nghi vấn được đặt ra sau vụ tai nạn thương tâm này.

Mấy ngày gần đây, dư luận thành phố Nam Xương, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) đang chấn động bởi vụ việc hai bé gái tử vong do bị quay trong máy giặt. Hai bé gái này một lên 4 tuổi, một lên 2 tuổi. 

Theo lời ông nội của hai bé kể lại thì vào 11 giờ trưa ngày 21/9 vừa qua, mẹ hai bé đang nấu cơm thì phát hiện con mất tích. Sau khi tìm kiến hơn nửa giờ mà không thấy con, chị đã bảo chồng cùng đi tìm vì sợ có người bắt cóc. Khi ra ban công lấy đồ để thay, chồng chị phát hiện ra máy giặt đang hoạt động bèn kiểm tra và giật mình khi thấy hai con bị cuộn tròn và đẫm máu trong máy giặt. 

Một người hàng xóm kể lại “Hai bé bị máy giặt quay đến nỗi toàn thân bầm tím, toàn bộ mặt, mũi đều sưng đến độ không còn nhận ra nữa. Trong máy giặt toàn là máu. Nhìn rất đau lòng”. Khi gia đình đưa các bé đến bệnh viện thì bác sĩ cho biết hai bé đã tắt thở và không thể cứu chữa. 

Một chủ cửa hàng tạp hóa gần nhà cho biết, hai bé gái rất ngoan và rất hay sang nhà chị chơi. Bé lớn mới bắt đầu đi nhà trẻ hồi đầu tháng 9. Người này đặt ra câu hỏi: “Không biết làm thế nào mà hai bé có thể trèo vào trong máy giặt được, nhất là khi máy còn đang quay. Thật không thể tưởng tượng được”.

Ảnh bé gái 2 tuổi. 

Cạnh máy giặt có một chiếc ghế nên theo suy đoán của người nhà, có thể hai bé trèo vào máy giặt thông qua chiếc ghế đó rồi trong lúc vô tình đã động vào nút khởi động máy. Tuy nhiên nhiều người đã đặt ra nghi vấn rằng với cân nặng và chiều cao của hai bé, nếu không có người giúp đỡ thì chúng không thể nào trèo vào trong máy giặt được. Hoặc nếu vào được, tại sao chúng lại không khóc? 
Gia đình cho rằng hai bé đã tự trèo vào trong máy giặt nhờ chiếc ghế này. 
Khi cái chết đau lòng của hai bé được đăng tải trên báo, nhiều độc giả đặt ra nghi vấn: "Khi đứa bé thứ nhất trèo vào rồi, bé thứ hai sẽ dẫm lên đầu đứa thứ nhất, chẳng nhẽ nó không đau sao? Máy giặt khỏi động như thế nào, hai bé biết mà nhấn nút khởi động máy sao? Hơn nữa, cửa máy giặt làm thế nào mà đóng lại được?Tại sao không có nước máy giặt cũng khởi động được sao? Cân nặng của hai bé cộng lại cũng vượt qua cân nặng mà máy giặt có thể chịu đựng, vậy mà máy giặt cũng có thể quay sao?". 
Trước hàng loạt nghi ngờ có căn cứ kể trên, cảnh sát thành phố Nam Xương đã bắt đầu tiến hành vụ việc để sớm có câu trả lời chính thức cho cái chết đau lòng của hai đứa trẻ.

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

Đơn giản hóa thủ tục kết hôn với người nước ngoài

Các thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài đã chính thức được đơn giản hóa theo quy định tại Nghị định 24/2013/NĐ-CP.


Cụ thể, Nghị định quy định hồ sơ đăng ký kết hôn không cần công chứng chứng thực bản sao sổ hộ khẩu và giấy tờ chứng minh về nhân thân.
Ngoài ra, thủ tục cũng đơn giản trong việc đi nộp hồ sơ: Chỉ cần một trong hai bên đi nộp trực tiếp tại Sở Tư pháp (nếu đăng ký kết hôn tại Việt Nam) hoặc cơ quan đại diện (nếu đăng ký tại cơ quan đại diện).



Hình minh họa.

Thời gian tiến hành đăng ký kết hôn với người nước ngoài 

Thời gian giải quyết việc đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam giảm xuống còn 25 ngày kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí (trước đây là 30 ngày). Thời gian chờ phỏng vấn cũng giảm xuống còn chậm nhất là 15 ngày, và được cấp Giấy chứng nhận kết hôn sau khi phỏng vấn chậm nhất 05 ngày làm việc. Nghị định trên có hiệu lực từ ngày 15/5.

Trong lĩnh vực giao thông

Từ ngày 15/5, người điều khiển, người ngồi trên mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe đạp máy không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ không đúng quy cách sẽ bị xử phạt. Tuy nhiên, Thông tư vẫn chưa có quy định cụ thể để phân biệt mũ bảo hiểm giả và chưa có chế tài cụ thể xử phạt đối tượng đội mũ bảo hiểm giả.

Việc đội mũ đúng quy cách theo Thông tư liên tịch 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT là: Quai mũ phải đóng khít với cằm; Khi kéo mũ từ sau ra trước hoặc nâng phần trên trước trán rồi kéo ra sau, mũ không được bật ra khỏi đầu.

Cũng trong ngày 15/5, Thông tư 48/2012/TT-BGTVT có hiệu lực, ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Trạm dừng nghỉ đường bộ, bãi bỏ Chương IV Thông tư 24/2010/TT-BGTVT.  

Theo đó, trạm dừng nghỉ đường bộ phải cung cấp thêm các công trình dịch vụ công cộng khác như bãi đỗ xe, không gian nghỉ ngơi, phòng nghỉ tạm thời cho lái xe, khu vệ sinh, nơi cung cấp thông tin (phải có bản đồ giao thông khu vực, sơ cứu tai nạn giao thông)...

Trong lĩnh vực xây dựng

Thanh tra xây dựng cấp huyện và cấp xã sẽ không còn hoạt động nữa trừ Hà Nội và TP.HCM được tổ chức các đội đặt tại địa bàn cấp huyện do Sở Xây dựng quản lý. Đó là nội dung mới được quy định tại Nghị định 26/2013/NĐ-CP, chính thức có hiệu lực từ 15/5.

Theo đó, cơ cấu Thanh tra ngành xây dựng chỉ còn lại hai cấp đó là Thanh tra Bộ Xây dựng và Thanh tra Sở Xây dựng với con dấu và tài khoản riêng: Thanh tra Bộ Xây dựng có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, thanh tra viên, công chức, được tổ chức thành các phòng nghiệp vụ; Thanh tra Sở Xây dựng có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên, công chức.

Trong lĩnh vực Tài nguyên – Môi trường

Bộ Tài chính quyết định bổ sung và tăng thêm các khoản chi cho đối tượng được huy động để ngăn chặn chặt phá rừng trái phép và chữa cháy rừng (bao gồm cả lực lượng Công an, Quân đội, Kiểm lâm): mức chi tối đa cho một người/một ngày bằng ngày công lao động nghề rừng cao nhất ở địa phương (trước đây mức chi là ngày công lao động nghề rừng phổ biến ở địa phương).

Trường hợp lực lượng trực tiếp được huy động hoặc tự nguyện thực hiện nhiệm vụ đột xuất được chi tiền ăn thêm tối đa là 50.000 đồng/ngày/người (Trước đây không có quy định khoản chi này).

Trong quá trình làm nhiệm vụ có xảy ra tai nạn, người tham gia nhiệm vụ đột xuất không thuộc đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước, trong thời gian điều trị, ngoài tiền hỗ trợ khám chữa bệnh, còn được hỗ trợ tối đa 100.000 đồng/ngày/người (trước đây mức hỗ trợ là 20.000 đồng/ngày/người).

Đó là những quy định đáng chú ý tại Thông tư liên tịch 20/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC, có hiệu lực từ 15/5, bãi bỏ một số quy định tại Thông tư Liên tịch 61/2007/TTLT-BNN-BTC.  

Bạn muốn kết hôn với người nước ngoài nhưng có rất nhiều khúc mắc về vấn đề làm giấy tờ thủ tục hãy liên hệ với chúng tôi văn phòng luật sư bạch minh nhé bạn

Tại sao phải công bố thực phẩm, thực phẩm chức năng?

Tại sao phải công bố thực phẩm, thực phẩm chức năng?
Thực phẩm là gì ?
Thực phẩm hay còn được gọi là thức ăn là bất kỳ vật phẩm nào, bao gồm chủ yếu các chất: chất bột (cacbohydrat), chất béo (lipit), chất đạm (protein), hoặc nước, mà con người hay động vật có thể ăn hay uống được, với mục đích cơ bản là thu nạp các chất dinh dưỡng nhằm nuôi dưỡng cơ thể hay vì sở thích. Các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, động vật, vi sinh vật hay các sản phẩm chế biến từ phương pháp lên men như rượu, bia. Mặc dù trong lịch sử thì nhiều nền văn minh đã tìm kiếm thực phẩm thông qua việc săn bắn và hái lượm, nhưng ngày nay chủ yếu là thông qua gieo trồng, chăn nuôi, đánh bắt và các phương pháp khác. Ai phải công bố thực phẩm chức năng:
1. Đối tượng nào phải công bố thực phẩm chức năng
Là sản phẩm thực phẩm chức năng mà quý khách sản xuất trong nước hoặc là một sản phẩm thực phẩm chức năng nhập khẩu.
2. Đối tượng áp dụng cho việc công bố thực phẩm chức năng
Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm có đăng ký kinh doanh trong lãnh thổ Việt Nam.
3.Nơi nhận thủ tục công bố thực phẩm chức năng
Bộ Y tế – Cục an toàn vệ sinh thực phẩm
Công bố thực phẩm nhãm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, công bố thực phẩm là việc cần phải làm đối với tất cả các loại thực phẩm.

Điều kiện là thực phẩm chức năng
Những sản phẩm thực phẩm có bổ sung các chất dinh dưỡng như vitamin, muối khoáng và các chất có hoạt tính sinh học nếu được Nhà sản xuất công bố sản phẩm đó là thực phẩm chức năng; được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước sản xuất hoặc nước cho phép lưu hành chứng nhận phù hợp với pháp luật về thực phẩm và có đủ các điều kiện sau thì được coi là thực phẩm chức năng:
- Đối với thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng: Nếu lượng vi chất đưa vào cơ thể hằng ngày theo hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn của sản phẩm có ít nhất 1 vitamin hoặc muối khoáng cao hơn 3 lần giá trị của Bảng khuyến nghị nhu cầu dinh dưỡng RNI 2002 (Recommended Nutrient Intakes), ban hành kèm theo Thông tư này, thì phải có giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước sản xuất hoặc nước cho phép lưu hành xác nhận tính an toàn của sản phẩm và phải ghi rõ trên nhãn hoặc nhãn phụ sản phẩm (đối với sản phẩm nhập khẩu) mức đáp ứng RNI của các vi chất dinh dưỡng được bổ sung;
- Đối với thực phẩm chức năng có chứa hoạt chất sinh học: Nếu công bố sản phẩm có tác dụng hỗ trợ chức năng trong cơ thể người, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật thì phải có báo cáo thử nghiệm lâm sàng về tác dụng của sản phẩm hoặc tài liệu chứng minh về tác dụng của thành phần của sản phẩm có chức năng đó hoặc giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước sản xuất hoặc nước cho phép lưu hành có nội dung xác nhận công dụng của sản phẩm ghi trên nhãn.
- Nội dung ghi nhãn của thực phẩm chức năng phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về nhãn và các điều kiện sau:
a) Nội dung hướng dẫn sử dụng cho những sản phẩm có mục đích sử dụng đặc biệt cần phải ghi: Tên của nhóm sản phẩm (thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm chức năng, thực phẩm ăn kiêng, thực phẩm dinh dưỡng y học), đối tượng sử dụng, công dụng sản phẩm, liều lượng, chống chỉ định, các lưu ý đặc biệt hoặc tác dụng phụ của sản phẩm (nếu có);
b) Đối với thực phẩm chứa hoạt chất sinh học, trên nhãn hoặc nhãn phụ bắt buộc phải ghi dòng chữ “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”;
c) Trên nhãn sản phẩm thực phẩm chức năng không được ghi chỉ định điều trị bất kỳ một bệnh cụ thể nào hoặc sản phẩm có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Lưu ý: hồ sơ công bố sữa và các sản phẩm có thành phần sữa là chủ yếu yêu cầu tài liệu như đối với sản phẩm thực phẩm chức năng.

Bạn muốn công bố thực phẩm chức năng hãy liên hệ với chúng tôi văn phòng luật sư bạch minh

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU HÀNG HÓA? LỢI ÍCH TỪ VIỆC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU HÀNG HÓA

ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU HÀNG HÓA? LỢI ÍCH TỪ VIỆC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU HÀNG HÓA

- Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
- Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được, thể hiện đưới dạng từ ngữ, hình ảnh hoặc từ ngữ kết hợp với hình ảnh được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
- Nhãn hiệu được pháp luật coi là tài sản trí tuệ của tổ chức, cá nhân.

1. Nhãn hiệu là gì?



2. Đăng ký nhãn hiệu là gì?

- Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành với ý nghĩa thiết lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu.
- Hình thức đăng ký nhãn hiệu là ghi nhận nhãn hiệu và chủ sở hữu vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu.
- Nhãn hiệu được đăng ký trên cơ sở kết quả xem xét đơn của người nộp đơn, căn cứ vào các quy định pháp luật về hình thức và nội dung đơn.

3. Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu?

- Các tổ chức, cá nhân kinh doanh, thương mại;
- Các chủ thể sản xuất.

4. Người nộp đơn cần cân nhắc những gì trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu?
Nhãn hiêu sẽ bị từ chối nếu:
- Không có khả năng thực hiện chức năng phân biệt của nhãn hiệu;
- Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác có ngày ưu tiên sớm hơn hoặc nhãn hiệu nổi tiếng;
- Trùng hoặc tương tự với tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng, tên nhân vật, quyền tác giả của người khác đã được biết đến rộng rãi;
- Trùng với tên riêng, biểu tượng hình ảnh của quốc gia, địa phương, danh nhân, tổ chức của Việt Nam và nước ngoài (trừ trường hợp được phép của cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền); Trùng hoặc tương tự với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng.
- Mang tính mô tả hàng hóa, dịch vụ hoặc gây hiểu sai lệch về nguồn gốc, tính năng, công dụng, giá trị, chất lượng của hàng hóa, dịch vụ.


5. Nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ như thế nào? 


- Nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ trên cơ sở thực tiễn sử dụng mà không cần thủ tục đăng ký tại Cục Sở hữu Trí tuệ. Khi thực hiện quyền và giải quyết tranh chấp quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng, chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ chứng minh quyền của mình bằng cách cung cấp chứng cứ khẳng định sự nổi tiếng của nhãn hiệu với cơ quan nhà nước liên quan

6. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được quy định như thế nào?

- Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực trong thời hạn 10 năm, có thể được gia hạn liên tiếp 10 năm một lần, không giới hạn số lần;

7. Nhãn hiệu đăng ký được bảo hộ theo phạm vi lãnh thổ như thế nào?

- Nhãn hiệu được đăng ký tại quốc gia nào thì chỉ có hiệu lực bảo hộ tại quốc gia đó, nếu muốn bảo hộ nhãn hiệu tại các quốc gia khác, người nộp đơn phải tiến hành các thủ tục nộp đơn tới quốc gia đó hoặc nộp đơn đăng ký quốc tế theo Thỏa ước Madrid hoặc Nghị định thư Madrid

Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013

Không dễ kết hôn với người nước ngoài

Không dễ kết hôn với người nước ngoài!

Việc kết hôn thường thông qua người giới thiệu, thời gian từ khi quen biết đến khi kết hôn không dài, công dân Việt Nam chưa có đủ hiểu biết cần thiết về ngôn ngữ, văn hóa, pháp luật về hôn nhân gia đình của quốc gia mà “đối tác” cư trú, nên không ít trường hợp kết hôn vội vàng, rồi phải chịu hậu quả do không chuẩn bị kiến thức cần thiết cho cuộc sống sau kết hôn ở nước ngoài.

Cô dâu Việt cùng chồng người Đài Loan và các con trong một buổi gặp mặt
Quan điểm này được Bộ Tư pháp đưa ra tại dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định 24/NĐ-CP ngày 28/3/2013 thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và Gia đình về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài.

Tư vấn chưa đủ, phải qua được vòng phỏng vấn
Dự thảo thông tư quy định, khi thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài có yếu tố nước ngoài, Sở Tư pháp phải yêu cầu công dân Việt Nam đến Trung tâm Tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài (của Hội Liên hiệp Phụ nữ) để được tư vấn trong 3 trường hợp: Giữa hai người có sự chênh lệch lớn về độ tuổi (nam hơn nữ từ 20 tuổi trở lên, nữ hơn nam từ 10 tuổi trở lên); việc kết hôn có tính chất phức tạp (hai người đều kết hôn lần thứ hai trở lên, người nước ngoài đã từng kết hôn và ly hôn với vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam…).

Ngay cả khi đã qua phỏng vấn, Sở Tư pháp thấy hai bên chưa có sự hiểu biết về hoàn cảnh của nhau hoặc về văn hóa, ngôn ngữ, pháp luật, về hôn nhân và gia đình của quốc gia mà người dự định kết hôn cư trú thì hồ sơ đăng ký kết hôn cũng chưa được thông qua.

Dự thảo thông tư cũng đưa ra những quy định hết sức gắt gao về việc cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (thường gọi là giấy xác nhận độc thân) cho công dân Việt Nam trong nước để đăng ký kết hôn ở nước ngoài. Theo đó, Sở Tư pháp sẽ phỏng vấn công dân Việt Nam có yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Thậm chí yêu cầu vị hôn thê, hôn phu ở nước ngoài phải về Việt Nam để phỏng vấn thêm trong những trường hợp như đã nêu hoặc có dấu hiệu đương sự không tự nguyện kết hôn; mục đích, động cơ kết hôn không rõ ràng…

Sở Tư pháp sẽ thông báo cho UBND cấp xã từ chối cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho đương sự nếu: Kết quả phỏng vấn cho thấy hai bên chưa có sự hiểu biết về hoàn cảnh của nhau hoặc chưa có sự hiểu biết về văn hóa, ngôn ngữ, pháp luật về hôn nhân và gia đình của quốc gia, vùng lãnh thổ mà người dự định kết hôn cư trú; việc kết hôn không nhằm mục đích xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững; kết hôn thông qua môi giới trái pháp luật; lợi dụng kết hôn nhằm mục đích xuất cảnh, kiếm lời hoặc vì mục đích trục lợi khác…

Chặt chẽ nhưng có khả thi?kết hôn với người nước ngoài

Trong tờ trình, Bộ Tư pháp cho rằng, việc phỏng vấn sẽ là cách thức tốt nhất, hiệu quả nhất để làm rõ về sự tự nguyện kết hôn, hiểu biết của công dân Việt Nam về hoàn cảnh cá nhân, gia đình của người dự định kết hôn; về ngôn ngữ, văn hóa, pháp luật hôn nhân - gia đình của quốc gia, vùng lãnh thổ người dự định kết hôn cư trú; đồng thời cũng là cơ sở quan trọng để xem xét việc kết hôn có thông qua môi giới trái pháp luật không? Việc kết hôn có nhằm xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc hay không?

Ông Nguyễn Quốc Cường - Cục phó Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực (Bộ Tư pháp) cho rằng, thực tế có những trường hợp phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài do không biết về phong tục, tập quán, văn hóa và ngôn ngữ nước đó nên không thể giao tiếp với gia đình nhà chồng. Không ít trường hợp dẫn đến trầm cảm, thậm chí tìm đến cái chết. “Việc đưa ra những quy định như vậy là để trang bị cho họ những kiến thức pháp luật, văn hóa, đồng thời khoảng thời gian đó cũng để họ tìm hiểu nhau rõ hơn, để tạo điều kiện cho hôn nhân bền chặt, chứ không phải làm khó việc kết hôn”.

Có thể thấy, trong dự thảo của Bộ Tư pháp, vai trò của các Trung tâm Tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài rất quan trọng. Nhưng theo ông Nguyễn Quốc Cường: “Dù cả nước có đến vài chục trung tâm, nhưng thực tế số trung tâm hoạt động hiệu quả thì chỉ đếm trên đầu ngón tay”.

Tại Đồng Tháp có một Trung tâm với tên gọi “Trung tâm Tư vấn, hỗ trợ Phụ nữ có nhu cầu kết hôn với người nước ngoài” (thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Đồng Tháp) chỉ có 3 cán bộ (trong đó có 1 giám đốc, 1 phó giám đốc và đều là kiêm nhiệm). Bà Võ Thị Thúy Hằng, cán bộ chuyên trách duy nhất của Trung tâm này cho biết, 6 tháng đầu năm 2013 chỉ tư vấn cho 3 trường hợp, nhưng chủ yếu tư vấn về hồ sơ, thủ tục. “Những trường hợp đến tư vấn tại trung tâm cũng không quan tâm nhiều đến vấn đề văn hóa, pháp luật mà chủ yếu mong được tư vấn về hồ sơ, thủ tục và cách thức để qua được vòng phỏng vấn”, bà Hằng nói.

Là người đi xuất khẩu lao động, đang trong thời gian nghỉ phép để làm các thủ tục kết hôn với một người Đài Loan, chị Vũ Thị Lanh (30 tuổi, quê Nam Sách, Hải Dương) nêu ý kiến: “Đành rằng việc hiểu biết ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán của “đối tác” là rất cần thiết. Nhưng khi phỏng vấn, cán bộ tư pháp căn cứ vào đâu để đánh giá mức độ “hiểu biết” của “đương sự”? Điều này hoàn toàn do cảm quan, thậm chí là trình độ của cán bộ tư pháp”.

Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2013

Sửa thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài theo hướng chặt chẽ hơn

Sửa thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài theo hướng chặt chẽ hơn

Ngày 20-7, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội (QH) đã tổ chức hội thảo. "Phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài và phòng chống mua bán phụ nữ, trẻ em biên giới - Những vấn đề đặt ra trong quá trình sửa đổi Luật Hôn nhân và gia đình".
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của QH Trương Thị Mai, việc phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài và tình hình tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới đang ngày càng gia tăng.

Cần siết chặt hơn các cuộc hôn nhân với người nước ngoài (Ảnh Người đưa tin)
Đặc biệt, hiện tượng người Việt Nam lập gia đình với người nước ngoài thông qua các hình thức môi giới hôn nhân bất hợp pháp đang tiềm ẩn nguy cơ rủi ro đối với phụ nữ Việt Nam. Đồng thời, còn nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp về ANTT xã hội như nguy cơ mất cân bằng giới tính cục bộ tại một số tỉnh, TP; nhiều trường hợp chọn vợ tập thể thiếu văn hóa, vi phạm thuần phong mỹ tục dân tộc...