Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

Một số thay đổi trong thủ tục kết hôn với người nước ngoài

Một số thay đổi trong thủ tục kết hôn với người nước ngoài
 Nghị định 24/2013/NĐ-CP đã có một số điều chỉnh về thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam như sau:
- Bỏ quy định phải công chứng, chứng thực bản sao sổ hộ khẩu và giấy tờ chứng minh về nhân thân.
- Thêm một số trường hợp phải bổ sung hồ sơ: đã ly hôn tại nước ngoài; công dân VN đồng thời có quốc tịch nước ngoài…
Thủ tục đăng ký kết hôn được điều chỉnh như sau:
Thay đổi đăng ký kết hôn với người nước ngoài

- Chỉ cần một bên đi nộp hồ sơ.

- Thời gian chờ phỏng vấn giảm xuống còn chậm nhất là 15 ngày, và sẽ được cấp Giấy chứng nhận kết hôn sau khi phỏng vấn chậm nhất 05 ngày làm việc.

- Bỏ quy định phải niêm yết việc kết hôn tại trụ sở Sở tư pháp.

- Trường hợp có lý do chính đáng thì có thể gia hạn ngày tổ chức lễ đăng ký kết hôn (tối đa 90 ngày).

Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/05/2013 và thay thế cho các Nghị định 68/2002/NĐ-CP, 69/2006/NĐ-CP
Đến với văn phòng luật sư bạch minh để được tư vấn trực tiếp làm thu tuc ket hon voi nguoi nuoc ngoai cho quý khách hàng.
nguồn: http://bachminh.com/Thay-doi-trong-thu-tuc-ket-hon-co-yeu-nuoc-ngoai

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

Thủ tục kết hôn với người nước ngoài

Thủ tục kết hôn với người nước ngoài

Tư vấn thủ tục Đăng ký kết hôn với người nước ngoài, hoàn tất các Thủ tục Đăng ký kết hôn với người nước ngoài nhanh chóng, đơn giản với chi phí dịch vụ thấp nhất chỉ có ở Luật Bạch minh. Dịch vụ tư vấn Thủ tục Đăng ký kết hôn với người nước ngoài của Luật Bạch minh là một dịch vụ trọn gói, bạn sẽ được chúng tôi tư vấn tổng thể các quy định liên quan, hướng dẫn chuẩn bị giấy tờ cần thiết và Chúng tôi sẽ đại diện giao dịch với cơ quan Nhà Nước để đẩy nhanh việc cấp giấy Đăng ký kết hôn cho khách hàng. Khách hàng sẽ tiết kiệm được tối đa thời gian, công sức, chi phí và hoàn toàn yên tâm khi sử dụng dịch vụ này tại Luật Bạch minh 

I. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ KẾT HÔN VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI GỒM:

1. Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu quy định).
2. Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân của mỗi bên, do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người xin kết hôn là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại đương sự là người không có vợ hoặc không có chồng;
Trong trường hợp pháp luật của nước mà người xin kết hôn là công dân không quy định cấp giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân thì có thể thay giấy xác nhận tình trạng hôn nhân bằng giấy xác nhận lời tuyên thệ của đương sự là hiện tại họ không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó.
Trong trường hợp kết hôn lần hai do lần kết hôn trước đã ly hôn, thì cần có Bản án/Quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Nếu Bản án /Quyết định của Tòa án nước ngoài thì cần hợp pháp hóa lãnh sự và Ghi chú ly hôn. Nếu trường hợp vợ/chồng của lần kết hôn trước chết thì phải kèm theo Giấy chứng tử hoặc Quyết định tuyên bố chết của Tòa án.
3. Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
4. Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như giấy thông hành hoặc thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài).
5. Bản sao có công chứng hoặc chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc giấy xác nhận đăng ký tạm trú có thời hạn (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm trú (đối với người nước ngoài ở Việt Nam).
6. Ngoài các giấy tờ quy định trên, đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật Nhà nước thì phải nộp giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp Trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến việc bảo vệ bí mật Nhà nước hoặc không trái với quy định của ngành đó.

II. TƯ VẤN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI LUẬT BẠCH MINH:

Khách hàng sử dụng dịch vụ tư vấn Thủ tục Đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Luật Bạch Minh sẽ được hưởng một số dịch vụ ưu đãi miễn phí của công ty như:
1. Tư vấn miễn phí cho khách hàng các vấn đề liên quan đến hoạt động Đăng ký kết hôn với người nước ngoài như:
- Tư vấn những quy định của pháp luật về Đăng ký kết hôn với người nước ngoài;
- Tư vấn thủ tục Đăng ký kết hôn với người nước ngoài;
- Tư vấn chuẩn bị giấy tờ, tài liệu xin Đăng ký kết hôn với người nước ngoài;
- Tư vấn về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên khi kết hôn.
2. Đại diện thực hiện thủ tục Đăng ký kết hôn với người nước ngoài cho khách hàng, cụ thể:
- Sau khi ký hợp đồng dịch vụ, Chúng tôi sẽ tiến hành soạn Hồ sơ xin Đăng ký kết hôn với người nước ngoài cho khách hàng;
- Hỗ trợ khách hàng nộp Hồ sơ tại Sở Tư Pháp;
- Đại diện theo dõi, đôn đốc quá trình thẩm định hồ sơ và trả lời của Sở Tư Pháp, thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng;
- Nhận giấy Đăng ký kết hôn tại Sở Tư Pháp.

Kết hôn với người nước ngoài cần thủ tục gì?

Kết hôn với người nước ngoài cần thủ tục gì?

Tại điều 103 Luật Hôn nhân gia đình quy định: Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài cũng phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.

* Về thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài:

Theo quy định tại điều 102 Luật Hôn nhân gia đình; điều 3, điều 12 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn gồm: UBND cấp tỉnh nơi thường trú của công dân Việt Nam; cơ quan đại diện ngoại giao (đại sứ quán, lãnh sứ quán VN) ở nước ngoài; UBND cấp xã nơi khu vực vùng biên giới thực hiện đăng ký kết hôn cho công dân thường trú trong khu vực biên giới kết hôn với công dân nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới.
Như vậy nếu bạn muốn đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì phải căn cứ vào việc bạn có hộ khẩu thường trú tại tỉnh nào thì UBND tỉnh đó sẽ có thẩm quyền thực hiện đăng ký kết hôn cho bạn.

* Về trình tự thủ tục kết hôn với người nước ngoài:

- Thứ nhất hồ sơ đăng ký kết hôn:
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 69/2006/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký kết hôn bao gồm:
a) Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định;
b) Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân của mỗi bên, do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người xin kết hôn là công dân cấp chưa quá 6 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại đương sự là người không có vợ hoặc không có chồng. (Đối với đương sự là người nước ngoài phải căn cứ vào quy định của nước đó về thẩm quyền cấp các loại giấy tờ trên)
Trong trường hợp pháp luật của nước mà người xin kết hôn là công dân không quy định cấp giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân thì có thể thay giấy xác nhận tình trạng hôn nhân bằng giấy xác nhận lời tuyên thệ của đương sự là hiện tại họ không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó;
c) Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
d) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như giấy thông hành hoặc thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài);
đ) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc giấy xác nhận đăng ký tạm trú có thời hạn (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm trú (đối với người nước ngoài ở Việt Nam).
Nếu công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật Nhà nước thì phải nộp giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp Trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến việc bảo vệ bí mật Nhà nước hoặc không trái với quy định của ngành đó

Các Giấy tờ trên được lập thành 2 bộ hồ sơ và nộp tại Sở Tư pháp.

- Thứ hai về thủ tục nộp hồ sơ: Theo quy định tại khoản 3 điều 13 và điều 14 Nghị định số 68 đối với trường hợp kết hôn tại của chị hồ sơ đăng ký kết hôn sẽ được nộp tại Sở tư pháp, "khi nộp hồ sơ đăng ký kết hôn, cả hai bên đương sự phải có mặt. Trong trường hợp có lý do khách quan mà một bên không thể có mặt được thì phải có đơn xin vắng mặt và ủy quyền cho bên kia đến nộp hồ sơ. Không chấp nhận việc nộp hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài qua người thứ ba”.

* Liên quan tới vấn đề xin cấp thẻ tạm trú của Người nước ngoài vào Việt Nam chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ Thông tư liên tịch số 4/2002/TTLT-BCA-BNG ngày 29/1/2002, việc đăng ký tạm trú cho người nước ngoài (bao gồm người nước ngoài, người Việt Nam định cư tại nước ngoài, người không quốc tịch) được thực hiện như sau:

- Chủ nhà nơi người nước ngoài tạm trú làm thủ tục khai báo tạm trú tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thành phố Hà Nội. Nội dung khai báo: Xuất trình hộ chiếu, tờ khai xuất nhập cảnh, chứng nhận tạm trú và thị thực (nếu thuộc diện có thị thực); khai vào bản khai tạm trú theo mẫu. Cụ thể trong trường hợp này, người nước ngoài phải khai báo tạm trú thông qua chủ khách sạn tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại thành phố Hà Nội.

- Lập danh sách người nước ngoài khai báo tạm trú và nộp tại công an phường xã sở tại và thông báo số lượng người nước ngoài tạm trú cho công an phường xã sở tại biết;

- Cán bộ quản lý xuất nhập cảnh tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp và yêu cầu nộp lệ phí cho cán bộ thu lệ phí. Cán bộ thu lệ phí nhận tiền, viết biên lai thu tiền và giao giấy biên nhận cùng biên lai thu tiền cho người nộp hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.

- Nhận thẻ tạm trú tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an thành phố Hà Nội.

- Người nhận đưa giấy biên nhận, biên lai thu tiền để đối chiếu. Cán bộ trả kết quả kiểm tra và yêu cầu ký nhận, trả thẻ tạm trú cho người đến nhận kết quả.

Thứ Ba, 15 tháng 10, 2013

Thủ tục kết hôn với người nước ngoài sẽ đơn giản hơn.

Thủ tục kết hôn với người nước ngoài sẽ đơn giản hơn.

Theo nghị định 24, thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài không thay đổi nhưng về trình tự thủ tục thì có một số thay đổi theo hướng đơn giản, thuận tiện hơn cho người dân. Chẳng hạn, trước đây khi nộp hồ sơ đăng ký kết hôn thì bắt buộc cả hai vợ chồng cùng có mặt để nộp hồ sơ. Trường hợp một người vắng mặt thì phải có giấy ủy quyền. 
Trong giấy ủy quyền (có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền) cũng phải nêu rõ lý do vì sao không thể có mặt để nộp hồ sơ. Việc này gây không ít khó khăn cho những người nước ngoài hoặc Việt kiều đang định cư ở nước ngoài vì phải sắp xếp thời gian để có mặt nộp hồ sơ kết hôn hoặc phải đi làm giấy ủy quyền. Theo quy định mới, sắp tới chỉ cần vợ hoặc chồng đến nộp hồ sơ. Đến giai đoạn phỏng vấn thì cả hai người mới cần phải có mặt.

Như vậy thời gian giải quyết hồ sơ thu tuc ket hon voi nguoi nuoc ngoai  sẽ được rút ngắn?

- Đúng vậy. Theo quy định hiện hành, thời gian giải quyết hồ sơ kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Sở Tư pháp là 30 ngày. Trường hợp Sở Tư pháp xét thấy cần yêu cầu cơ quan công an xác minh (một số vấn đề về nhân thân của hai bên nam nữ hoặc giấy tờ trong hồ sơ kết hôn) thì thời hạn có thể kéo dài thêm 20 ngày. Theo quy định mới, thời gian giải quyết hồ sơ bình thường là 25 ngày, nếu cần xác minh thì thời gian kéo dài thêm không quá 10 ngày.

Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

Bé gái 13 tuổi kết hôn với người đành ông 40 tuổi

Một người đàn ông 40 tuổi, quản lý nhà hàng tại Malaysia, đã quyết định kết hôn với người nước ngoài bé gái 13 tuổi sau khi bị cáo buộc hãm hiếp cô bé.

Người đàn ông bị cáo buộc cưỡng hiếp cô bé trong một chiếc xe đậu bên đường tại thị trấn Inanam, bang Sabah từ ngày 18-2 nhưng đã phủ nhận khi ra tòa hôm 28-2.

Đến ngày 18-4, nạn nhân rút lại đơn kiện, theo công tố viên Ahmad Nazmeen Zulkifli cho biết hôm 9-5. Ông Loretto S. Padua, luật sư bào chữa, cho hay bị cáo và nạn nhân đang làm thủ tục kết hôn tại tòa án Syariah, hệ thống tòa án vận hành theo luật của Hồi giáo tồn tại song song với tòa án thế tục ở Malaysia.
 Bé gái 13 tuổi đồng ý kết hôn với người đã hãm hiếp mình: Ảnh minh họa: Asia One

Theo luật hôn nhân của Malaysia, độ tuổi kết hôn hợp pháp đối với các tín đồ theo đạo Hồi là 18 tuổi cho nam và 16 tuổi cho nữ. Tuy nhiên, kết hôn trước tuổi quy định vẫn có thể xảy ra khi cặp đôi được cha mẹ và tòa án Syariah chấp thuận.

Ông Ahmad Nazmeen cho biết phía công tố không phản đối cô bé rút đơn kiện. Trước đó, bị cáo đã được tại ngoại sau khi nộp khoản tiền bảo lãnh hơn 3.000 USD. Tuy nhiên, hàng tuần ông ta phải đến trình diện sĩ quan điều tra phụ trách vụ việc.

Thứ Ba, 1 tháng 10, 2013

Thủ tục kết hôn với người Hàn Quốc

Thủ tục kết hôn với người Hàn Quốc

1. Đăng kí kết hôn
Có 2 cách là đăng kí kết hôn tại HQ và đăng kí kết hôn tại VN.
A. Để đăng kí kết hôn tại HQ bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau tại VN để gửi sang HQ
- CMND
- Sổ hộ khẩu
- Giấy khai sinh
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Giấy khám sức khỏe.
Pháp luật HQ cho phép đăng kí kết hôn vắng mặt. Sau khi đăng kí các anh (chị) người HQ đã là người có vợ (chồng) theo pháp luật HQ nhưng các bạn gái (trai) ở VN vẫn là người độc thân và chưa có chồng (vợ) theo pháp luật VN. Khi nào thực hiện xong thủ tục ghi chú kết hôn ở sở tư pháp tại VN các bạn mới là người có chồng (vợ).

B. Đăng kí kết hôn với người nước ngoài tại VN

Phía HQ cần chuẩn bị những giấy tờ sau
- Hộ chiếu
- Giấy chứng nhận quan hệ hôn nhân
- Giấy chứng nhận cơ bản
- Giấy xác nhận không cản trở hôn nhân ( do đại sứ quán HQ tại VN cấp )
- Giấy khám sức khỏe
Những giấy tờ trên phải xác nhận lãnh sự và hợp pháp hóa rồi dịch ra tiếng Việt ( trừ giấy khám sức khỏe và hộ chiếu ). Sau khi dịch 2 vợ chồng mang lên sở tư pháp nộp hồ sơ. Sở tư pháp sẽ hẹn phỏng vấn, sau phỏng vấn sẽ trả kết quả. Khi nộp hồ sơ, phỏng vấn, trả kết quả yêu cầu phải có mặt cả 2 vợ chồng.
Sau khi sở tư pháp trao giấy kết hôn bạn gái (trai) ở VN đã có chồng (vợ) theo luật VN, anh (chị) Hàn vẫn độc thân theo luật HQ, anh (chị) ấy chỉ có vợ (chồng) khi về HQ ghi chú kết hôn.

2. Ghi chú thu tuc ket hon voi nguoi han quoc

Nếu đăng kí kết hôn ở HQ phải về VN ghi chú kết hôn và ngược lại nếu đăng kí kết hôn ở VN phải về HQ ghi chú kết hôn.
Hiện nay mọi người đa số làm theo cách đăng kí ở Hàn rồi về VN ghi chú kết hôn.
Để ghi chú kết hôn ở VN cần những giấy tờ sau
- Hộ chiếu
- Giấy chứng nhận quan hệ hôn nhân
- Giấy chứng nhận cơ bản
- Giấy chứng nhận không cản trở hôn nhân ( do đại sứ quán ở HQ cấp )
Những giấy tờ này cần xác nhận lãnh sự, hợp pháp hóa và dịch tiếng Việt trước khi nộp ở sở tư pháp.
Sau khi nộp hồ sơ sở tư pháp sẽ hẹn phỏng vấn, khi phỏng vấn có mặt 2 vợ chồng, phỏng vấn đạt sẽ được cấp ghi chú kết hôn. Khi nhận kết quả chỉ cần vợ ( chồng ) người VN có mặt.

3. Hồ sơ xin visa kết hôn với người nước ngoài

Sau khi được cấp đăng kí kết hôn hoặc ghi chú kết hôn tiến hàng xin visa, hồ sơ xin visa gồm:
1. Đơn xin cấp visa (theo mẫu của sứ quán.)
2. Hộ chiếu gốc (của vợ/chồng người Việt Nam.)
3. Ảnh (ảnh dùng cho hộ chiếu) – 01 ảnh.
4. Lệ phí nộp hồ sơ: $30/người
5. Các giấy tờ chứng minh về quan hệ gia đình.
- Phía Hàn Quốc: Giấy xác nhận quan hệ hôn nhân, giấy xác nhận quan hệ gia đình, chứng minh thư (mỗi loại 1 bản)
- Phía Việt Nam: Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (do sở tư pháp tỉnh cấp), Hộ khẩu gia đình, giấy khai sinh (mỗi loại một bản)
6. Các giấy tờ liên quan đến nghề nghiệp và tài chính của chồng/vợ người Hàn Quốc
• Giấy tờ chứng minh về nghề nghiệp:
- Trường hợp đi làm tại cơ quan/công ty: Giấy xác nhận nghề nghiệp, giấy xác nhận đăng ký kinh doanh của công ty đang làm việc.
- Trường hợp là chủ doanh nghiệp: Giấy xác nhận đăng ký kinh doanh, biên lai đóng thuế.
- Trường hợp là nông/ngư dân: Giấy chứng nhận đất nông nghiệp, giấy xác nhận là nông dân/Giấy chứng nhận tàu, giấy chứng nhận làm việc trên tàu.
- Trường hợp làm thuê công nhật: Giấy xác nhận làm việc của chủ tuyển dụng, Giấy chứng nhận trả lương theo ngày.
• Giấy tờ chứng minh về tài chính:
- Các giấy tờ liên quan đến nhà ở: Giấy chứng nhận sở hữu nhà/đất (nếu là chủ sở hữu), Hợp đồng thuê nhà.
- Giấy đăng ký xe – Bản sao (nếu sở hữu ô tô.)
- Giấy xác nhận về giao dịch ngân hàng như: Tài khoản ngân hàng, tài khoản tiết kiệm (Các giao dịch với ngân hàng trong vòng 1 năm gần đây), Bảo hiểm, cổ phần...
- Các giấy tờ khác có thể chứng minh khả năng tài chính của chồng/vợ người Hàn Quốc.
7. 01 giấy bảo lãnh của chồng/vợ người Hàn Quốc.
8. 01 giấy chứng nhận con dấu của chồng/vợ người Hàn Quốc.
9. 01 bản khai phỏng vấn lãnh sự theo mẫu chuẩn (vợ/chồng người Việt Nam khai theo mẫu có sẵn của sứ quán.)
10. 01 bản khai của chồng/vợ người Hàn Quốc (khai theo mẫu của sứ quán.)
11. 01 bản tường trình chi tiết về quá trình từ việc gặp gỡ lần đầu tiên cho đến khi kết hôn (hoặc tường trình chi tiết hoàn cảnh được giới thiệu và đi đến hôn nhân.)
12. 01 ảnh cưới.
13. 01 thư mời của chồng/vợ người Hàn Quốc (theo mẫu của sứ quán.)
14. Bản xác nhận thông tin về tín dụng của chồng/vợ người Hàn Quốc do "Hiệp hội ngân hàng toàn quốc" cấp.
15. Lý lịch tư pháp của chồng/vợ người Hàn Quốc và Giấy chứng nhận không có tiền án tiền sự của vợ/chồng người Việt Nam do công an cấp (mỗi người một bản.)
16. Giấy khám sức khỏe của cả hai vợ chồng.
17. Giấy chứng nhận Chương trình kết hôn quốc tế (của chồng/vợ người Hàn Quốc.)
18. Giấy chứng nhận chương trình cung cấp các thông tin chi tiết dành cho phụ nữ di cư kết hôn quốc tế người Việt Nam.
19. Các giấy tờ chứng minh về quan hệ hôn nhân khác (quyết định ly hôn, Giấy chứng tử của chồng cũ... dịch tiếng Anh công chứng Nhà nước.)
* Các giấy tờ phải chuẩn bị theo mẫu của sứ quán có thể truy cập trang web sau để lấy mẫu:
* Chứng chỉ học Văn hóa Hàn Quốc cho các cô dâu Việt Nam

4.Ghi chú ly hôn và thủ tục kết hôn với người hàn quốc

Với những anh ( chị ) nào vì nhiều lý do không mong muốn dẫn đến việc ly hôn khi chưa có quốc tịch. Cần làm thủ tục ghi chú ly hôn, phải làm ghi chú mới đăng kí kết hôn lại được.
Hồ sơ xin ghi chú ly hôn gồm:
- Quyết định ly hôn của Tòa án. xác nhận lãnh sự, hợp pháp hóa rồi dịch tiếng Việt trước khi nộp.